Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

MÓN NGON VIỆT NAM Được đề cử kỷ lục Châu Á (Sưu tầm trên Internet)

  • 1. MÓN NGON VIỆT NAM Được đề cử kỷ lục Châu Á (Sưu tầm trên Internet)
  • 2. Phở• Phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, cũng có thể xem là một trong những món ăn đặc trưng nhất cho ẩm thực Việt Nam.• Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng (hay nước lèo theo cách gọi miền Nam) cùng với thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt,... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng. Phở thông thường dùng làm món ăn điểm tâm, hoặc ăn tối. Ở các tỉnh phía Nam Việt Nam, phở được bày biện với những thành phần phụ gọi là rau thơm như hành, giá và những lá cây rau mùi, rau húng, trong đó ngò gai là loại lá đặc trưng của phở. Phở thường là phở bò, nhưng cũng có phở gà, phở heo, phở tôm,...• Nước dùng nói chung được làm bằng việc hầm xương bò, thịt dùng cho món phở là thịt bò hoặc gà và gia vị bao gồm quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi,...• "Bánh phở", theo truyền thống, được làm từ bột gạo, tráng thành tấm mỏng rồi cắt thành sợi.• Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 2
  • 3. Bún chả • Bún chả là món ăn Hà Nội, ở một phương diện nào đó khá tương tự món bún thịt nướng Huế. Bún chả thường có có cùng một lúc hai loại chả: Chả viên và chả miếng. Chả viên được làm từ thịt nạc vai lợn băm thật nhuyễn nặn viên, ướp trộn với muối, tiêu, nước mắm trên 35 độ đạm, đường, hành khô băm thật nhuyễn, dầu thực vật hoặc mỡ nước. Thịt sau khi ướp được xếp vào xiên hoặc vỉ, nướng trên than củi. Khi thịt chín thơm và ngậy mùi, cho vào bát nước mắm pha loãng có đầy đủ gia vị ngọt, chua, cay, cùng với su hào (hoặc đu đủ xanh), cà rốt trộn dấm. Có thể vừa ăn vừa húp được, ăn cùng với bún và rau sống (gồm rau xà lách, rau thơm, húng Láng, kinh giới, tía tô, rau giá). Ngày nay, bún trong bún chả là bún rối. Nhưng bún con (từng vắt bún nhỏ cuộn chặt, vừa một lần gắp) mới là nguyên liệu truyền thống. • Khi ăn, người ta thường dầm bể một phần chả trong chén nước mắm, cho nên chén nước mắm sẽ lền mỡ và ít thịt vụn. Món ăn được ăn từng miếng nhỏ bằng cách cho một lọn bún nhỏ vào chén bún, vài nhánh rau, chan nước mắm có đồ chua và thịt vụn vào, thêm miếng thịt nướng, miếng chả còn lại... Chính vì vậy mà nước mắm khi chan vào bún có một hương vị riêng mà không món bún thịt nướng nào khác có được. • Với cách ăn từng miếng nhỏ này cho nên khi cắt thịt và làm chả người ta cắt và vo thịt sao cho vừa đủ ăn trong một miếng chứ không làm miếng thịt quá lớn. Xin lưu ý cho một chi tiết nữa là người ta hay nướng qua cho thịt vừa chín thôi, rồi khi bắt đầu ra món ăn, thịt sẽ được nướng nhanh lại cho vừa nóng, để khi trút phần thịt còn đang nóng hổi vào mỗi chén nước mắm, mùi thơm của thịt nước sẽ bốc lên, quyện với mùi nước mắm chua ngọt làm cho món ăn có hương vị rất đặc trưng.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 3
  • 4. Chả cá Lã Vọng• Chả cá Lã Vọng là tên của một đặc sản Hà Nội. Đây là món cá tẩm ướp, nướng trên than rồi rán lại trong chảo mỡ, do gia đình họ Đoàn tại số nhà 14 phố Chả Cá (trước đây là phố Hàng Sơn) trong khu phố cổ giữ bí quyết kinh doanh và đặt tên cho nó như trên.• Cá làm chả thường là cá lăng tươi, loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Không có cá lăng thì có thể dùng đến cá nheo, cá quả, nhưng không ngon bằng cá lăng. Thịt cá được lọc theo kiểu lạng từ hai bên sườn, thái mỏng, ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm theo một phương cách bí truyền đặc biệt ít nhất 2 giờ đồng hồ, rồi kẹp vào cặp tre (hoặc vỉ nướng chả có quết một lớp mỡ cho đỡ dính). Chuẩn bị ăn, người ta mới mang những kẹp chả nướng đã chín trút vào chảo mỡ - loại mỡ chó sôi đặt trên bếp than hoa đặt trên bàn ăn, cùng với rau thì là và hành hoa cắt khúc.• Chả phải ăn nóng. Khi ăn, gắp từng miếng cá ra bát, rưới nước mỡ đang sôi lên trên, ăn kèm với bánh đa nướng hay bún rối, lạc rang, rau mùi, húng Láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường)• Có hai cách ăn phổ biến: Cho cá đã nướng vào chảo mỡ, bỏ hành và rau thì là vào. Khi rau chín tái thì gắp ra ăn với bún, rau thơm, đậu phộng rang và mắm tôm đã pha chế theo cách cho một ít bún vào bát, cho rau và một vài miếng chả cá lên trên, rắc ít lạc rang, rưới chút mắm tôm rồi trộn ăn. Khi ăn mùi mắm tôm quyện với vị ngọt của cá, mùi rau và vị bùi của lạc rang. Do có nhiều mỡ nên khi ăn phải kèm theo cuống hành tươi chẻ nhỏ ngâm qua dấm pha loãng.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 4
  • 5. Bún Thang Hà Nội • Bún thang là một đặc sản ẩm thực của người Hà Nội. Chữ thang ở đây là canh, nghĩa là bún chan từ một thứ nước canh đặc biệt bởi vì nồi nước dùng là linh hồn của món bún thang. • Làm bún thang là một quá trình cầu kỳ, từ phần chuẩn bị đến nấu. Ước tính phải cần đến 20 nguyên liệu mới đủ để làm bún thang. • Bún thang ngon quan trọng nhất phải ở nước dùng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến bún thang không được phổ biến như các món bún khác. Nó được ninh thật kỹ bằng xương gà, xương lợn và tôm he khô. Trong khi ninh phải trông chừng để vớt hết bọt cho nước thật trong. • Một bát bún thang gồm bún rối trắng tinh với trứng tráng thật mỏng, thái chỉ tơ. Thịt gà có lườn trắng, đùi nâu, da vàng óng, xé nhỏ. Giò lụa thái chỉ, đặt ở một góc kèm theo một chút củ cải khô đã ngâm kỹ và tẩm nước mắm, dấm cho vừa ăn. Trên cùng là rau răm, rau mùi, hành hoa, hành củ. Và có lẽ không nên thiếu một chút xíu mắm tôm cho đậm đà. • Thêm một lưu ý khi thưởng thức món bún này là cà cuống. Chỉ cần 1, 2 giọt cà cuống, bát bún thang trở nên ngây ngất, quyến rũ người ăn đến từng giọt cuối cùng. • Bún thang khác hẳn với các loại bún, phở khác là không nên dùng chung với rau sống. Rau sống dễ làm cho bát bún chóng nguội nên cũng dễ mất đi mùi vị bốc lên từ bát bún nghi ngút khói. Vẻ bề ngoài bắt mắt của tô bún có được bởi nền trắng của bún, sắc vàng của trứng, nhân gà và giò, được tôn lên bởi màu rau xanh biếc.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 5
  • 6. Bánh đa cua Hải Phòng• Bánh đa cua, hay canh bánh đa, là một món ăn dân dã, phổ biến tại Hải Phòng.• Cách chế biến là cua đồng khuấy trong nước cho sạch hết chất bẩn. Bóc bỏ mai và yếm, cho phần thân cua giã nhuyễn. Cho một chút muối vào thịt cua đã nhuyễn và đổ nước vào bóp đều, gạn và lọc qua rây nhiều lần để lấy nước thịt cua và đun nhỏ lửa, mở vung và khuấy nhẹ tay cho thịt cua không bị bám dưới đáy nồi để thịt cua nổi lên và đông kết thành tảng. Dùng vá, muôi hớt thịt cua trong nồi cho ra bát to. Cho me quả vào nồi nước cua và tiếp tục đun sôi lăn tăn. Khi me chín nổi lên trong nồi nước, vớt ra khỏi nồi và dầm trong bát với một chút nước để gạn lấy nước chua và trút nước me vào nồi. Cho thêm bột nêm, mì chính, muối, một chút mắm tôm, nêm nếm nước cho vừa ăn.• Lấy một que nhỏ hoặc đũa nhỏ và gẩy lấy gạch cua trong mai cua. Cho dầu/mỡ nước vào chảo, phi thơm hành khô, tỏi khô băm nhuyễn và cho gạch cua vào xào nhanh, trút lên bề mặt của thịt cua đã vớt ra khỏi nồi. Cho tiếp cà chua xắt miếng vào chảo mỡ vừa xào gạch và đảo cho chín sau đó trút cà chua vào nồi nước dùng.• Sắp bánh đa đã chần vào tô, bát to. Bày mỗi loại rau (rau rút, rau cải, rau muống) một góc của bát, múc thịt cua cho vào bát và bày thêm vài ba miếng cà chua cho đẹp. Bày thêm chả lá lốt, giò tai v.v. nếu thực khách yêu cầu. Chan nước dùng thật nóng lên bát và rắc hành khô phi thơm. Ăn kèm với rau ghém các loại, ớt chưng, chút mắm tôm, chanh (quất), ớt ngâm dấm.• Bây giờ rất nhiều nơi có bán bánh đa cua, tuy nhiên nếu ăn bánh đa cua Hải Phòng người ăn sẽ thấy khác.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 6
  • 7. Cơm cháy Ninh Bình • Cơm cháy Ninh Bình là một trong những món ăn đặc sản ẩm thực nổi tiếng của Ninh Bình. • Từ khi Ninh Bình phát triển mạnh các khu du lịch, món đặc sản thịt dê núi cũng góp phần trợ giúp cơm cháy Ninh Bình phát triển vì nước sốt chan cơm cũng sử dụng thịt dê, hơn nữa thịt dê ít béo nên có thể ăn với cơm cháy mà không bị ngán. Hầu như các nhà hàng ăn ở đây đều cung cấp thịt dê núi đi kèm với cơm cháy. • Món ăn cơm cháy bao gồm cơm cháy, thịt dê, bò hoặc tim, cật lợn xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt và cà chua. Để cơm được ngon thì người ta dùng gạo nếp Hương, hạt gạo tròn và trong. Nấu than củi là tốt nhất. Phải để lửa thế nào đó cho thật đều, tạo cháy ở khắp đáy nồi, không chỗ nào dày chỗ nào mỏng. Nhất thiết phải nấu bằng nồi gang. Cơm cháy lấy ra xong phải phơi nắng tự nhiên hai, ba nắng thì mới đạt. Khi bảo quản phải vệ sinh, để chỗ thoáng, tuyệt đối tránh ẩm mốc, lúc gần ăn mới chiên giòn. Nếu chiên để qua buổi, qua ngày, cơm sẽ bị hôi dầu và bã, không ngon. Thịt dê hoặc bỏ thăn thái lát đem ướp gia vị và đem xào đều với các loại rau, sau đó đổ lên cơm cháy. Cơm cháy ngon có màu vàng nhạt, đều hạt, giòn mà vẫn dẻo, vị thơm cốm mới. • Cơm cháy Ninh Bình cùng với các món từ thịt dê núi Ninh Bình và rượu Kim Sơn là một bữa tiệc độc đáo với đầy đủ hương vị các miền sông, núi Ninh Bình, được đi vào trong thơ ca. • Ngày nay, ở Ninh Bình có nhiều nơi kinh doanh món cơm cháy, nhưng món cơm cháy gia truyền của ông Hoàng Thăng thường được coi là nổi tiếng nhất.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 7
  • 8. Miến lươn Nghệ An• Miến lươn là một món ăn phổ biến tại Việt Namvà được một số nơi như Nghệ An coi là đặc sản ẩm thực đặc trưng của địa phương.• Miến lươn được nấu từ miến với thịt lươn, và trong thực tế thường có hai dạng: dạng miến lươn khô được chế biến bằng phương thức đem mỡ cho vào chảo nóng đun rồi cho hành khô vào phi thơm. Bỏ thịt lươn xào rồi cho mộc nhĩ vào xào cùng. Đem miến xào săn hoặc trần cho mềm trong vài phút rồi bắc ra, trộn với lươn đã xào đều và bày ra đĩa cùng với rau răm, hành thái thật nhỏ, ăn kèm với ớt chưng.• Dạng miến lươn nước nấu nước dùng là nước xương lươn, có muối, gừng đập dập cho vào, đun sôi lâu, hớt bọt cho nước trong và ngọt. Miến rửa sạch chần mềm trong nước dùng cho thấm đậm hương vị, cho vào bát, thường là bát loại nhỏ, đặt thịt lươn lên trên cùng với hành răm thái thật nhỏ và chan nước dùng vừa đủ xâm xấp bề mặt để miến không trương nở quá.• Miến lươn Nghệ An được coi như là một sự kết hợp ẩm thực mang phong vị miền Trung và Bắc Hà, do sợi miến đồng hành trong các món ẩm thực xưa nay thực đa dạng và phong phú chỉ ở phía Bắc.• Đặc sản con lươn Nghệ An đang là một "bí ẩn" về chất lượng thực phẩm của nó. Nhưng có lẽ, lươn ngon Nghệ An khởi phát chủ yếu ở vùng đồng ruộng trung du chịu tác động hai "cực" thiên nhiên đặc thù khắc nghiệt: nắng nóng gió Lào mùa hạ và giá rét cắt da mùa đông.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 8
  • 9. Bún bò Huế • Bún bò là một món ăn nổi danh của xứ Huế. Tô bún bò chính gốc ở Huế không có giò heo, mà chỉ có lát thịt bò thăn thái mỏng màu nâu nâu, nhìn rõ những thớ gân trắng trong ngoằn ngoèo. • Nước lèo cũng được nấu rất công phu. Người ta hòa ruốc xác vào nước cho đủ vị mặn. Đun sôi khoảng một hai giờ để lấy chất ngọt từ xác ruốc và để ruốc đỡ nặng mùi. Chờ cho ruốc lắng rồi chắt lấy nước trong. Xương heo hay xương bò rửa sạch rồi chần nước sôi đem bỏ vào nấu với nước ruốc. Không đậy vung, và thả vào nồi vài củ cải để nước thêm trong, nếu cần. Cho vài ba củ sả đập dập để tăng mùi thơm. Thịt bò bắp bỏ vào nấu cho đến khi mềm, vớt ra để nguội rồi thái lát. Bún dùng để ăn là loại bún có sợi to, trắng nõn, làm từ bột gạo nguyên chất. Đĩa rau ăn kèm gồm bắp chuối, rau muống bào sợi, các loại rau thơm như: quế, rau răm, húng lủi... • Khi ăn, lấy một lượng bún vừa đủ trụng qua nước sôi, bỏ vào tô. Xếp thịt bò đã thái lát lên trên. Múc nước dùng thật nóng chan lên. Lớp váng gồm hỗn hợp sả bằm, ớt sa tế xào chung với hột điều phủ lên bề mặt tô bún một màu vàng óng, sóng sánh trông thật hấp dẫn, điểm thêm vài cọng hành lá, hành tây xắt khoanh và nhất là một gốc sả nấu chín cho thêm đậm đà. Có thể thêm chanh, ớt sa tế, hoặc rắm ruốc tùy ý thích mỗi người. • Đó là công thức chung của bún bò. Ngoài ra, mỗi một miền quê trên đất Huế, hương vị bún bò cũng có đôi chút khác nhau. Nơi thì có thêm lát chả, nơi thì có thêm miếng thịt heo xắt lát, khúc giò heo. Vào đến miền Nam, bún bò Huế có thêm cục giò heo, có cả chả lẫn thịt heo. • Ăn bún bò vào những hôm trời lạnh, tô bún bò bốc khói nóng hổi, nêm thêm ớt cho thật cay, vừa ăn vừa xuýt xoa thì không còn gì thú bằng.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 9
  • 10. Mì Quảng• Nếu được chọn một món ăn - chỉ một món mà thôi - đại diện cho ẩm thực Việt, có người sẽ không đắn đo chọn ngay mì Quảng. Có thể có nhiều món ngon hơn mì Quảng, có một đặc điểm nào đó giống mì Quảng, nhưng tổng hợp được những yếu tố cơ bản làm nên món ăn Việt thì không món nào có thể so với mì Quảng.• Mì Quảng rất ngon khi nấu với thịt gà. Mì Quảng không kém ngon khi nấu với thịt heo. Mì Quảng đậm đà khi nấu với tôm, lạ miệng khi nấu với cá lóc hay sứa. Còn khi bát mì Quảng được nấu với cua bể - thứ cua gạch, thì nó thực sự thuyết phục ngay cả những kẻ khó tính nhất. Mùa nào thức ấy, tùy loại thực phẩm đang có ta có thể dễ dàng chế biến ngay một tô mì Quảng. Nói cách khác, mì Quảng không bị ràng buộc lệ thuộc quá nhiều vào thực phẩm, không nhất nhất phải thế này không phải thế kia!• Nhưng đặc tính quan trọng nhất của mì Quảng, làm nó khác biệt với những món ăn khác, là ở chỗ mì Quảng rất nhiều rau. Xét tính chất và hình thức món ăn, có thể gọi mì Quảng là “mì rau” mà không sợ sai. Lạ hơn, rau trong tô mì Quảng là những thứ rau “tận dụng” - thân cây chuối non, búp chuối, rau đắng, rau muống chẻ... Nhiều người sành mì Quảng cho biết cách tìm một quán mì Quảng ngon là... nhìn vào rổ rau sống! Một rổ rau sống bắt mắt báo hiệu một tô mì Quảng hấp dẫn, vừa miệng. Có người còn tủm tỉm mà bảo rằng mì Quảng phải ăn với ớt xanh, vì ngoài cái cay nồng thì màu xanh của trái ớt còn ngụ ý một thứ rau!03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 10
  • 11. Phở khô Gia Lai • Người Gia Lai xem món phở khô như một phần không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của mình. 1 suất phở khô gồm 2 tô: Tô đựng bánh phở làm từ bột gạo xay. Bánh phở khi trụng nóng để làm phở không khô cứng như mường tượng mà còn mềm dai, nên cũng như phở tươi. Trên đó là thịt heo bằm nhỏ và hành phi thơm phức. Tô thứ hai để đựng nước lèo với thịt bò tái, gân, bắp hoặc bò viên, trên mặt là hành ngò xắt nhỏ, rắc thêm chút tiêu đen, đơn giản thôi nhưng dậy mùi thơm hấp dẫn vô cùng. Rau ăn kèm với Phở Khô Gia Lai cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá trụng. Ngổ hay ngò gai đi theo cũng không hợp. • Thịt của phở khô là thịt bò non hoặc thịt bê. Thịt được thái mỏng, trụng thật nhanh qua nước lèo rồi cho vào chén nước, đây là phần nước dùng của phở. Còn thịt nạc heo băm nhuyễn được cho vào tô trên mặt của bánh phở đã trụng cùng với hành phi. Rau ăn chung với phở khô là xà lách, cần và rau quế. • Tô phở khô được dọn lên, ngoài chén nước dùng, các loại rau, còn một gia vị không thể thiếu là tương xay và sa tế. Tương có vị vừa mặn nhưng vẫn có chút ngòn ngọt của đậu được lên men. Cho tương vào tô, trộn đều với bánh phở, thêm tí sa tế để thêm vị thơm, cay. Vị ngọt của miếng thịt bò non mềm cùng vị ngọt của nước dùng cứ hòa lẫn, càng làm cho món ăn trở nên hoàn thiện. • Ăn Phở Khô gần như là cái thú vì bạn tự gia giảm mặn nhạt theo khẩu vị của mình bằng tương nâu cùng nước tương. Là nước tương chứ không thể là nước mắm được vì nước mắm sẽ át đi mùi thơm của bánh phở. Cho thêm giá trụng vào tô, trộn bánh phở, giá với tương cho đều. Ăn 1 miếng mà đầy đủ cả: mùi thơm của phở, vị ngọt nhẹ của tương, giòn giòn của giá, gắp thêm miếng thịt chấm chút tương, húp thêm miếng nước lèo ngon ngọt.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 11
  • 12. Bánh canh Trảng Bàng• Trảng Bàng, miền đất có cư dân sinh sống lâu đời nhất tỉnh Tây Ninh. Ở đây, người dân vẫn còn giữ được món ăn dân dã xa xưa là những tô bánh canh giò heo nghi ngút khói với vị thơm ngọt đậm đà của nước lèo.• Để có bánh canh Trảng Bàng phải trải qua giai đoạn biến chế bánh canh rất công phu. Đầu tiên bánh canh phải được làm bằng một loại gạo quý, đắt tiền như Nàng Thơm, hay Chợ Đào. Gạo phải được ngâm thật kỹ qua một đêm để hạt gạo đạt đủ độ mềm cần thiết. Sau khi ngâm qua đêm, gạo được đem xay nhuyễn để lấy tinh bột. Giai đoạn cuối cùng là tinh bột được đem hấp chín trước khi ép thành những mẫu bánh canh trắng tinh. Điều đặc biệt dễ nhận thấy ở đất Trảng Bàng này là các lò sản xuất bánh hoạt động rất nhịp nhàng, ăn khớp với các tiệm ăn. Bột bánh canh được giao tới tiệm ăn rất đúng giờ, đúng buổi không quá sớm và cũng không quá trễ, tránh trường hợp bánh bị chua, bị thiu làm mất đi hương vị độc đáo của bánh canh.• Mỗi tô bánh canh khi được bày lên bàn cho thực khách dùng phải mang cả hai khía cạnh về phẩm chất lẫn mỹ thuật. Tô bánh canh bốc khói với vị cay của ớt đỏ, tiêu đen, mùi thơm của hành xanh, của hành, của thịt heo, để sau khi đã dùng qua, ắt hẳn khó ai có thể quên được vị béo ngọt của thịt, vị thơm, dai nhưng mềm mại của bánh cộng thêm với vị chua mặn cay của nước mắm, những miếng thịt heo lát mỏng gồm những lớp da, gân, thịt, nước lèo trong vắt tỏa huơng thơm lừng làm lòng lữ khách xao xuyến với món bánh canh này hơn. 03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 12
  • 13. Bánh khọt Vũng Tàu • Bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của xứ biển Vũng Tàu mang một hương vị riêng đậm chất dân dã được mọi người ưa thích từ dân địa phương cho đến khách thập phương và cả du khách quốc tế. • Nguyên liệu chính để làm món bánh này là bột gạo pha với nước cốt dừa cùng nhiều thứ gia vị khác, bánh được đổ trong những khuôn nhỏ và phải đổ thật đều tay thì bánh mới giòn và ngon, chiếc bánh tròn tròn nhỏ xinh màu trắng sữa. còn mặt kia thì vàng rộm, ở giữa là nhân tôm béo ngậy thơm ngào ngạt, cho thêm ít tôm chà nhuyễn mịn trong rất bắt mắt. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo ngậy của mỡ hành cộng với vị thơm ngọt của tôm trong món bánh khọt, thật sự làm hài lòng những thực khách khi đến đây. • Công đoạn làm món bánh này không phức tạp nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người chế biến. Nếu bạn cho nước nhiều hơn bột thì bánh dễ vỡ vụn trong quá trình chiên và bánh khi lấy ra khỏi vỉ cũng không giòn. Còn cho bột nhiều hơn lượng nước quy định sẽ làm bánh không ngon vì không có độ dai. • Để tạo cảm giác ngon miệng cho thực khách, đặc biệt là để hạn chế cảm giác ngán vì dầu mỡ chiên bánh, món ăn kèm với bánh khọt chính là gỏi đu đủ. Đu đủ rửa sạch và xắt sợi nhỏ. Sau đó ngâm trong nước sạch có pha chút giấm chua. Gỏi đu đủ ngon là những sợi đu đủ hơi chua chua, ngọt ngọt và quan trọng là phải giòn. Ngoài gỏi đu đủ, thực khách còn có thể ăn kèm bánh khọt với rau xà lách và các loại rau thơm như húng quế, ngò gai, tía tô... để tăng thêm hương vị. Nước chấm trong món bánh khọt góp phần thành bại của người chế biến gồm nước mắm, chút nước sôi để nguội để pha loãng nước mắm, sau đó cần thêm một chút tỏi, ớt, đường, bột ngọt.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 13
  • 14. Gỏi cuốn Sài Gòn• Ở Sài Gòn, món gỏi cuốn có mặt khắp nơi, từ nhà hàng cho đến gánh hàng rong. Gỏi cuốn bình dân, thân thuộc đến nỗi khi nó lọt vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới do CNN bình chọn, nhiều người mới vỡ lẽ: được ăn một trong những món ngon nhất thế giới mà nào hay!• Món gỏi cuốn có nét đặc trưng là cuốn bánh tráng mỏng, bên trong là rau thơm, bún, tôm, thịt. Món gỏi này đòi hỏi khéo tay khi cuốn, cuốn chắc tay, gọn ghẽ; có vài cọng hẹ sống xanh ló ra ngoài trông nó có... sức sống. Gỏi cuốn ngon, trước hết phải có nguyên liệu tươi, nhưng phần nước chấm lại là yếu tố quyết định ngon hay không.• Món gỏi cuốn tôm thịt có xuất xứ từ miền Nam được vinh dự có mặt trong bảng xếp hạng thường được chấm với tương. Tương làm bằng đậu nành nguyên hột có màu nâu sẫm được xay hoặc cà nhuyễn, pha phối thêm với các loại gia vị tạo hương như tỏi, ớt và nêm lại cho vừa ăn. Bí quyết pha tương riêng của mình: “Lấy nước hầm xương lúc còn âm ấm pha vào tương sẽ thơm ngọt đậm đà hơn”. Có người còn cho chút cháo nếp pha chung với tương để có độ sánh hơn. Múc tương ra cho thêm đồ chua, đậu phộng và chút ớt băm lên mặt, vậy là đủ để chấm.• Theo dinh dưỡng, gỏi cuốn cung cấp các chất như đạm từ tôm, thịt, vitamin và chất xơ từ rau, tinh bột từ bún… Còn theo thực khách thì đây là món ăn gọn nhẹ, mang đầy đủ hương vị trong một cuốn. Ngon nhất, vừa cuốn vừa ăn, xong cái nào ăn ngay cuốn đó, chứ gỏi cuốn sẵn thì tiện mà chẳng bao giờ ngon cho bằng...03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 14
  • 15. Cơm tấm Sài Gòn • Theo nhà văn Sơn Nam, cơm tấm ngày xa xưa là món ăn của người bình dân, lao động miệt lục tỉnh thuộc Nam kỳ. Theo chân người dân thôn quê lên thành thị, cơm tấm góp mặt trong bữa ăn của giới bình dân, sinh viên học sinh, viên chức. Từ chỗ là món điểm tâm, nay cơm tấm được dùng trong các bữa ăn chính. • Tuy cơm tấm có thể xuất hiện trong nhà hàng máy lạnh, nhưng với một số người, thưởng thức món này phải ở một góc đường, con hẻm nào đó với mùi sườn nướng lan toả trong khói lửa mịt mù. Đặc biệt là những dĩa cơm tấm khuya ấm lòng giữa Sài Gòn vắng lặng nửa đêm về sáng. Hình ảnh than khói bảng lảng cùng mùi sườn nướng thơm lừng lan tỏa, đánh thức mạnh mẽ khứu giác người qua đường làm nên ấn tượng đặc biệt của cơm tấm sườn nướng Việt Nam. • Cơm nấu bằng gạo tấm thơm, mỡ hành béo ngậy và bì, chả…, miếng sườn “khìa” ở đây là thịt nạc dăm có chút mỡ được phay thật mỏng, ướp tỏi, đường, màu dừa, xì dầu… cho thấm rồi “khìa” trên chảo lửa riu riu. • Cơm tấm Sài Gòn chánh hiệu nổi tiếng bởi miếng sườn nướng trên than củi, nhúm bì nhiều thịt hơn da heo và nước mắm rất ư vừa khẩu vị Nam bộ. Người ăn cơm tấm Sài Gòn đúng nghĩa cho rằng chỉ có 3 thứ “được phép” bán kèm cơm tấm là sườn, bì, chả và nước mắm của cơm tấm Sài Gòn phải để sẵn trong keo chao, đặt trên bàn gỗ, có sẵn một cái vá nhỏ để ai ăn thì tự múc, chan lấy. Nước mắm cũng chỉ có 1 loại kèm theo hũ ớt bằm nhuyễn để cạnh chứ không đầy rẫy đồ chua, dưa leo, cà… như hiện thời.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 15
  • 16. Bánh cóng Sóc Trăng• Bánh cóng là món ăn rất phổ biến đối với người dân đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng được xem là địa phương chế biến bánh cóng nổi tiếng nhất.• Để làm bánh cóng Sóc Trăng, người ta thường dùng một loại khuôn làm bằng nhôm, hình tròn, đáy bằng, đường kính chừng 5cm, cao khoảng 4cm, có tay cầm dài 30cm. Loại dụng cụ này dân địa phương gọi là “cóng”, có lẽ vì thế mà bánh cũng có tên là “bánh cóng”. Cách chế biến bánh cóng khá cầu kì từ khâu pha bột, kĩ thuật chiên bánh cho đến nghệ thuật pha nước chấm... nhưng bù lại sẽ cho những chiếc bánh cóng chiên vàng, ăn giòn tan, thơm ngậy mùi mỡ và ngọt lừ vị tôm tươi. Tất cả hương vị, màu sắc của chiếc bánh cóng hòa quyện vào nhau tạo thành món ăn đặc sản truyền thống lừng danh đất Sóc Trăng.• Phải có thêm đĩa rau xanh và chén nước mắm đậm đà mới làm nên món ăn đặc sản lừng danh vùng Sóc Trăng này. Nước mắm dùng chế biến món bánh thơm dòn này phải là loại nước mắm Phú Quốc được chế biến từ con cá cơm, thêm một ít chua của chanh, chút ngọt của đường, chút cay của ớt, tỏi...đề làm thành một chén nước thơm lừng màu hổ phách, bồng bềnh trên mặt tỏi ớt băm.• Đĩa rau ăn kèm phải đủ loại rau xanh của mảnh đất phương Nam màu mỡ này: xà lách, rau thơm, rau muống bào, khế chua, chuối chát, dưa chuột… đủ vị chát chua cay nồng… Tất cả được sắp khéo trên chiếc dĩa trắng ngần góp thêm một ấn tượng khó quên trong thực khách.03/07/2012 Nguyễn Minh Trí tặng con gái Yến Linh 16

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét