Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

USD ? USD ? USD ?

Những điều thú vị trên tờ 1 USD & 2 USD của Mĩ

Dù chúng chỉ là những tờ tiền giấy có mệnh giá thấp nhất của Mỹ nhưng phía sau tờ 1 USD & 2 USD lại ẩn chứa rất nhiều điều thú vị.
Giống như những tờ bạc khác, tờ 1 USD được làm từ một hỗn hợp vải lanh và cotton. Đây là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy ở một số nước khác. Nếu nhìn kỹ, chúng ta sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc nhằm ngăn chặn các nỗ lực làm giả.

Mặt trước in hình George Washington 

Tuy nhiên, bí ẩn của tờ tiền “nhỏ bé” này là ở hai chữ cái đầu và cuối dãy số series. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn được in đậm phía bên trái mặt tiền, thể hiện nơi nó được phát hành. Chữ A =Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E =RichmondVa., F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I =Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas. Giả sử tờ 1 USD có dãy số F73541079N có nghĩa là tờ tiền này được phát hành ở ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số.

Ở phía sau tờ bạc này còn ẩn chứa nhiều bí mật ở hai vòng tròn. Cả hai vòng tròn này đều là quốc ấn của Mỹ. Ở vòng tròn bên trái là một kim tự tháp. Nếu để ý chúng ta sẽ thấy nó phát sáng trên đỉnh và cạnh phía Tây bị khuất bóng tối. Ý nghĩa của biểu tượng này là nước Mỹ muốn phát triển nền văn minh phương Tây (khi đó Mỹ mới giành độc lập). Kim tự tháp bị cắt đầu nghĩa là công trình của chưa kết thúc,Washington sẽ tiếp tục hoàn thiện.
Cụ thể hơn, bên trong đỉnh chóp nhỏ là một con mắt tỏa sáng tứ phương. Đó là biểu tượng cho thần linh vào thời cổ đại, tượng trưng cho trí thông minh. Phía trên kim tự tháp là dòng chữ la tinh: ANNUIT COEPTIS, có nghĩa: Thượng đế chúc phúc cho công việc của chúng ta. Phía dưới in dòng chữ NOVUS ORDO SECLORUM – một trật tự mới bắt đầu. Ngay dưới chân kim tự tháp là con số La Mã MDCCLXXVI. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm nước Mỹ ra đời.

Giờ đến biểu tượng con đại bàng. Hãy nhìn lên trên đầu con đại bàng, bạn sẽ thấy có 13 ngôi sao 5 cánh bên trong đám mây. Những ngôi sao 5 cánh được sắp xếp theo hình dạng của 1 ngôi sao 6 cánh. Nhưng có 1 điều : ngôi sao 6 cánh là biểu tượng của những kẻ thờ quỷ Satan. Đó cũng chính là hình có 6 điểm, 6 góc, 6 mặt phẳng ( 666 ), dấu hiệu của những kẻ chống Chúa.
Ngoài ra, con đại bàng đang quắp một cành ôliu và một bó tên. Nó quay mặt về cành ôliu nhưng mắt vẫn liếc về phía còn lại với ý nghĩa: Đất nước này yêu chuộng hòa bình nhưng không ngần ngại dùng vũ lực để bảo vệ hòa bình.
Tiếp tục ta thấy:

13 chiếc lá trên cành oliu
13 thanh chắn và vệt sọc trên chiếc khiên
13 mũi tên ở móng phải ( móng vuốt con đại bàng )
13 chữ ở trên ruy-băng
13 ngôi sao
32 chiếc lông dài bên cánh phải tượng trưng cho 32 cấp bậc trong luật Hội Tam Điểm
13 hòn đá trên Kim Tự Tháp.
Thêm nữa, 13 ngôi sao 5 cạnh trên đồng tiền nếu nhân lên sẽ ra số 65. Đây là 1 con số bí ẩn trong chủ nghĩa thần bí Châu Âu. Năm 1841 , đại bàng đã thay thế cho phượng hoàng vào để trở thành biểu tượng của quốc gia.

Lịch Sử Đồng 2 USD
Mọi người đều cho rằng đồng 2 USD là của hiếm, và khi tình cờ có được nó, người ta thường giữ lại như một vật may mắn hơn là công cụ thanh toán như những đồng tiền thông dụng khác. Đó là lý do phụ khiến cho đồng 2 USD trở nên đặc biệt so với những đồng USD tiền lẻ khác. 


Đồng 2 USD có in hình Tổng thống Thomas Jefferson ở mặt trước và bức tranh tuyên bố độc lập của họa sĩ John Trumbull ở mặt sau mặc dù giá trị chỉ khoảng hơn 40.000 đồng Việt Nam, nhưng đồng 2 USD rất ít khi xuất hiện trên thị trường. Nguyên nhân là do ngân khố Mỹ cho in loại tiền này với số lượng không nhiều, chỉ chiếm khoảng 1%. Trong khi đồng 5 USD và 1 USD chiếm gần 50% tổng lượng giấy bạc do Ngân hàng Quốc gia Mỹ phát hành.

Đồng 2 USD có thật sự hiếm? 

Người Mỹ chỉ phát hành đồng 2 USD khi có yêu cầu đặc biệt của Ngân hàng Dự trữ trung ương. Nhu cầu về đồng 2 USD thấp đến mức hiện vẫn còn một lượng lớn tờ 2 USD seri năm 1976 đến nay chưa được đưa ra lưu hành trên thị trường.
 

Ngân hàng Mỹ thường nhận được rất nhiều lá thư của người dân chất vấn tại sao Nhà nước Liên bang không in thêm đồng 2 USD. Nhiều người đến nay vẫn cho rằng đồng 2 USD tượng trưng cho sự may mắn. Ai có đồng tiền này trong ví sẽ làm ăn phát đạt, công việc thuận buồm xuôi gió...
 

Trong thực tế đồng 2 USD không ít như người ta tưởng. Theo thống kê, đã có 590.720.000 tờ 2 USD seri 1976 được in. Tính đến tháng 2/1999, tổng số tờ 2 USD lưu hành khắp thế giới có tổng giá trị 1,17 tỉ USD. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng của mình đổi cho một số lượng đồng 2 USD nhất định. Đồng 2 USD cũng thường được thối lại ở các cửa hàng tại Monticello, biệt thự của Thomas Jefferson, ở bangVirginia.
 

Theo tỉ phú Buffet, đồng 2 USD là một đồng tiền “đủ hiếm để sưu tầm, nhưng không đủ hiếm để thực sự có giá trị”...
 

Đồng 2 USD qua các thời kỳ.


Tháng 7/1862, đồng 2 USD đầu tiên được phát hành với tên gọi Legal Tender Note (Giấy bạc chính thức) với chân dung Tổng thống Alexander Hamilton nhìn nghiêng, khác với chân dung nhìn thẳng của ông trong tờ 10 USD ngày nay. Năm 1869, tờ 2 USD được thiết kế lại với chân dung Tổng thống Thomas Jefferson bên trái và hình thủ đôWashington DC ở giữa mặt trước. Tờ giấy bạc này được in tên Treasury Note (Giấy bạc ngân khố), mặc dù tên chính thức của nó là United States Note (Giấy bạc Mỹ). 

Năm 1874, seri đồng 2 USD năm 1869 được sửa đổi. Hình Washington DC được quấn thêm 1 vòng hoa màu đỏ và tên Treasury Note được đổi thành United States Note. Năm 1886, đồng 2 USD bằng kim loại ra đời với chân dung vị tướng thời nội chiến Winfield Scott Hancock. Năm 1891, đồng 2 USD giấy mới với chân dung Giám đốc Kho bạc Mỹ William Windom ở mặt trước. Năm 1896, ngân hàng Mỹ giới thiệu seri đồng 2 USD nổi tiếng Educational series với các họa tiết tượng trưng cho máy hơi nước và điện năng. Mặt sau đồng tiền in chân dung Robert Fulton và Samuel Morse.
 

Năm 1899, đồng 2 USD được thiết kế lại với chân dung Tổng thống George Washington với các họa tiết tượng trưng cho nông nghiệp và cơ khí. Năm 1918, đồng 2 USD được in hình Thomas Jefferson ở mặt trước. Mặt sau là hình một trận đánh trong Thế chiến I. Năm 1929, khi tất cả các tờ giấy bạc khác của Mỹ được đổi về cùng một cỡ, đồng 2 USD vẫn giữ nguyên cỡ của tờ United States Note. Mặt trước vẫn in hình Thomas Jefferson, nhưng mặt sau là hình lâu đài Monticello, tư gia của ông. Tháng 8/1966, Kho bạc Mỹ chấm dứt lưu hành đồng 2 USD. Năm 1976, Bộ Tài chính Mỹ cho in lại đồng 2 USD do nhu cầu tiết kiệm chi phí in ấn.
 

Đồng tiền này bắt đầu được gọi là Federal Reserve Note với hình Thomas Jefferson. Mặt sau là hình bức tranh Tuyên bố độc lập của danh họa Trumbull. Năm 1995 và 1997, 153,6 triệu đồng 2 USD seri 1995 đã được in với chữ ký của Robert Rubin và Mary Withrow. Năm 2004, 121,6 triệu đồng 2 USD seri 2003 được in với chữ ký của John Snow và Rosario Marin. Hai loại tiền này có cùng thiết kế với đồng 2 USD in năm 1976...
 

Như vậy, chúng ta có thể hiểu vì sao tờ 2 USD có lúc đã trở thành đồng tiền hiếm. Và rõ ràng cái gì hiếm hoi thì thường được con người trân trọng, giữ gìn. Còn đó có phải là đồng tiền may mắn hay không thì tùy mỗi người quan niệm...



Vào năm 1976, nhân dịp kỷ niệm 200 năm Hợp chủng quốc ra đời, Bộ Tài chính Mỹ in lại tờ 2 dollar với tư cách là giấy bạc của Cục Dự trữ liên bang. Trên mặt trước của tờ giấy bạc vẫn in hình Jefferson nhưng con dấu và số series được in màu xanh. Mặt sau là bản khắc Bản Tuyên ngôn độc lập của họa sĩ John Trumbull. Nhiều người cho rằng bức khắc này minh họa lại buổi ký kết Bản Tuyên ngôn độc lập, song thực tế không phải. Đó là bức khắc miêu tả hội đồng gồm 5 người đã viết nên bản Tuyên ngôn đang trình nó cho Quốc hội Mỹ.
 
 Những tờ 2 dollar được săn lùng

Tất cả những tờ 2 dollar giấy bạc Hợp chủng quốc ($2 United States Notes) kích cỡ lớn theo kiểu cổ hoặc kích cỡ nhỏ mà có con dấu màu đỏ được săn lùng rất nhiều. Còn đối với tờ 2 dollar giấy bạc Cục dự trữ liên bang ($2 Federal Reserve Notes) thì chỉ có những tờ nào được bán qua Cục in ấn trung ương, hay những tờ có dấu hủy bỏ (canceled) trong series 1976 mới được săn lùng.
 

Những tờ khác nếu có số series lặp lại thú vị, hay có dấu * trên số series, hay có một vài lỗi như nhòe mực in, thiếu số series và dấu đỏ, hay bị cắt lệch cũng được sưu tầm rất nhiều. Và độc hơn nữa là các bản tờ 2 dollar còn nguyên trang chưa được cắt rọc.
 

Trong hệ thống tiền tệ Mỹ từng tồn tại 6 loại tiền giấy: United States Note, Gold certificates, National Bank Notes, Silver certificates, Federal Reserver Bank notes và Federal Reserve note. Ngày nay, tất cả các đồng tiền của Mỹ là Federal Reserve
 

Những mê tín xung quanh đồng 2 dollar là gì?
 

Đồng 2 dollar trước đây được các con bạc xem là đồng tiền xui xẻo. Nguồn gốc của ý nghĩ này là: trong bài bạc, con bài thấp nhất trong cỗ bài là con 2 hay là Deuce. Những con bạc thường xé hay cắt đi một góc của tờ 2 dollar để tránh mọi xui xẻo nó có thể mang lại. Vào thời gian đó, không có gì ngạc nhiên khi nhìn thấy những đồng tiền 2 dollar bị cắt ở 1 hay thậm chí cả 4 góc. Một vài bồi bàn và lễ tân thì có tục lệ hôn lên, hay giả vờ hôn lên đồng 2 dollar để tránh xui xẻo mỗi khi nhận được nó.
 
Những người hành nghề hoodo (một loại ma thuật dân gian của cộng đồng người Mỹ gốc Phi) thường nhìn thấy ở tờ 2 dollar dấu hiệu của sự “xui xẻo đảo ngược”, có nghĩa một việc tưởng như xui xẻo xảy ra, nó lại đem lại điều may mắn. Vì thế, để may mắn thì phải xé một góc của tờ bạc và giấu nó vào trong túi Mojo (một đồ vật được dùng để tăng may mắn trong cờ bạc). Nhiều người còn viết lên tờ tiền chữ “hãy trở lại với tôi” (Return to me) trước khi đưa nó vào lưu thông, như là lời ước tiền bạc dồi dào.

(sưu tầm trên blogger)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét